Site icon NHK

Quản lý, giám sát tài nguyên hệ thống với Resource Monitor

1. Cách mở công cụ Resource Monitor

Thông thường chúng ta sẽ mở công cụ Resource Monitor thông của cửa sổ giao diện của Task Manager, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc là Ctrl + Shift + Esc.

Trong bài viết này mình hướng dẫn trên Windows 8.1 Pro, các phiên bản Windows khác cũng hoàn toàn tương tự. Sau khi mở Task Manager ra thì bạn hãy nhấn vào “Open Resoure Monitor” ra để bắt đầu sử dụng công cụ Resource Monitor.

Note: Có thể trên các phiên bản Windows sẽ khác nhau, ví dụ như trên Windows 7 thì tại cửa sổ Task Manager bạn hãy nhấn vào Resource Monitor để mở, hoặc trên Windows 8 bạn sẽ không thấy Resource Monitor ở Task Manager, lúc này bạn hãy nhấn Windows + S và tìm kiếm với từ Resource nhé.

Vâng ! đây chính là giao diện chính của công cụ Resource Monitor. Nhìn rất trực quan đúng không ạ ? , giờ chúng ta sẽ đi đến chi tiết từng tab để theo dõi tài nguyên hệ thống nhé.


2. Theo dõi, giám sát hiệu suất làm việc của CPU (chíp)

Các bạn hãy chuyển qua tab CPU để xem nó đang hoạt động như thế nào. Tại tab CPU này, chúng ta có thể theo dõi hệ thống thông qua Processes, Services, Associated Handles, Associated modules, CPU – Total, Service CPU usage, CPU 0, CPU 1, CPU 2, CPU 3.

– Processes: Tại đây thì bạn có thể theo dõi các tiến trình đang chạy, bao gồm các thông số như:

Tips: Tại đây thì bạn có thể tắt bất kỳ ứng dụng nào mà bạn muốn bằng cách nhấn chuột phải vào ứng dụng, chương trình mà bạn muốn tắt sau đó chọn End Processes.

– Services: Theo dõi các dịch vụ đang chạy.

Chương trình sẽ liệt kê các dịch vụ đang chạy tại đây. Bạn có thể tắt hoặc Restart các dịch vụ mà bạn muốn.

– Associated Handles: Nếu như bạn muốn xem cách hoạt động của một chương trình hay một ứng dụng thì bạn hãy gõ tên ứng dụng đó vào khung tìm kiếm của nó và nhấn Enter để xem. Lúc này chương trình sẽ liệt kê khá chi tiết các thư mục có liên quan.

– Associated modules: Các Module ở đây có thể được hiểu là các file hoặc chương trình có tính năng hỗ trợ cho các ứng dụng chính.

Mình lấy ví dụ file *.dll chẳng hạn, một số chương trình phải tải thêm các file .dll thì mới có thể hoạt động được, chính vì vậy bạn có thể sử dụng tính năng này để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và các lỗi hay xảy ra trên hệ thống.

Bên phải là biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng của CPU.

CPU – Total: Bạn sẽ thấy biểu đồ có 2 màu sắc đó là màu xanh dương và màu xanh lá cây. Cụ thể như sau:


3. Theo dõi mức độ sử dụng RAM của các ứng dụng

Tại đây bạn có thể biết được ứng dụng nào đang chiếm nhiều tài nguyên RAM nhất, có nhiều thông số nhưng cơ bản bạn chỉ cần biết những thông số sau:


4. Giám sát việc sử dụng ổ cứng của hệ thống

Nếu như bạn muốn theo dõi quá trình hoạt động của ổ cứng và xem tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng là bao nhiêu thì có thể xem tại phần này.

– Processes with Disk Activity

– Disk Activity

Tại mục này, chương trình sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin chi tiết hơn, chính vì thế bạn có thể xác định nguyên nhân và các vấn đề liên quan đến hệ thống tại đây. Các bạn chỉ cần để ý đến một số thông số chính như sau:

– Storage

Còn phần biểu đồ ở bên phải sẽ cho chúng ta thấy được tỉ lệ truyền tải dữ liệu của hệ thống, cụ thể là:


5. Giám sát hoạt động của hệ thống mạng (Network)

Tại đây sẽ hiển thị chi tiết về tình trạng hoạt động của mạng, tại đây thì bạn cũng có thể ứng dụng hay chương trình nào đang sử dụng nhiều băng thông nhất.

– Processes With Network Activity:

– Network Activity:

Tại đây chúng ta quan tâm đến một số thông tin quan trọng như:

– TCP Connections:

– Listening Ports:

=> Ở phần biểu đồ cột bên phải sẽ thống kê toàn bộ lưu lượng băng thông đã sử dụng trong vòng 1 phút của các chương trình, ứng dụng..


Exit mobile version